1. Panasonic TC-P54Z1
Đây là tivi plasma có kích cỡ 54 inch và hiện đã được phân phối trên thị trường. Thiết kế siêu mảnh chỉ 1 inch (25mm) sẽ cho phép người dùng “dán” chiếc tivi này lên tường. Panasonic TC-P54Z1 hỗ trợ kết nối không dây với một hộp hỗ trợ được sản xuất kèm máy.
Tivi có độ phân giải hình ảnh chuẩn 1080p và hỗ trợ khả năng xem ảnh, video trên thẻ nhớ SD Card cùng tỷ lệ tương phản 40.000 : 1.
2. Toshiba SV670
Series sản phẩm này được sản xuất trong các kích cỡ từ 46 đến 55 inch và ứng dụng công nghệ chiếu sáng nền LED. Một trong những lý do khách hàng lựa chọn tivi plasma là khả năng thể hiện độ tương phản và hình ảnh sâu hơn LCD nhưng công nghệ chiếu sáng nền Led ứng dụng trên tivi LCD Toshiba SV670 đã khắc phục được nhược điểm trên mang đển hình ảnh sắc nét với mức tiêu thụ thấp. Với SV670 bạn sẽ thấy rõ hình ngay trong cả những vùng hiển thị tối với độ tương phản lên tới 2.000.000:1. Thiết kế khung pha lê khiến Toshiba SV670 trông vẫn hấp dẫn ngay cả khi tắt máy. Toshiba SV670 hỗ trợ khả năng giải trí đa phương tiện qua cổng kết nối USB, SD Card, xem video DivX và hệ thống âm thanh Dolby cùng hệ thống tiêu thụ năng lượng tiết kiệm Energy Star. Hiện SV670 được bán trên thị trường cỡ 46 inch giá 2.300 USD và 55 inch giá 3.000 USD.
3. Vizio VF1XVT
Đây là mẫu tvi LCD ứng dụng công nghệ chiếu sáng Led với kích cỡ 55 inch. Dự tính máy sẽ được phân phối trên thị trường vào tháng Chín tới. Khi nói đến tivi Led LCD, chúng ta sẽ phải để tâm đến 3 điều sau: chất lượng hình ảnh cao hơn, hóa đơn tiền điện thấp hơn và giá mua cao hơn. Nhưng có vẻ điều này không thực sự đúng với Vizio VF1XVT bởi giá máy chỉ có 2.200 USD (khoảng 40 triệu đồng) với màn hình lên tới 55 inch, không đắt hơn so với một chiếc LCD thông thường cùng kích cỡ. Giá máy rẻ bằng chỉ khoảng một nửa so với giá của chiếc tivi Samsung LN55A950 đã được ra mắt vào tháng 4 vừa qua.
Tương tự như các dòng tivi Led khác, Vizio VF1XVT mang đến hình ảnh có độ sâu và có tỷ lệ làm tươi màn hình 240 Hz cho hình ảnh chuyển động mịn, mượt. Máy sử dụng hệ thống âm thanh TruSurround HD của SRS Lab. Vizio cho biết người dùng có thể trải nghiệm âm thanh vòng qua chiếc tvi này mà không cần mua thêm hệ thống loa ngoài hỗ trợ.
4. Hitachi UltraVision L55S603
Tivi LCD UltraVision L55S603 có kích cỡ 55 inch. Đây là tivi có kích cỡ lớn nhất trong series sản phẩm UltraVision của hãng Hitachi. Giá bán rất cạnh tranh, 1.799 USD là điểm hấp dẫn cho người dùng lựa chọn sản phẩm này.
Người dùng có thể kết nối cùng lúc nhiều thiết bị hỗ trợ khả năng truyền tín hiệu chất lượng cao qua 5 cổng cắm HDMI được tích hợp sẵn trên sản phẩm này. Hệ thống sử dụng tiết kiệm năng lượng Energy Star và thiết kế khung viền đen sáng bóng sẽ tạo nên sự sang trọng cho căn phòng đặt tivi.
Thiết kế mỏng, trọng lượng nhẹ và dễ dàng điều chỉnh xoay để thay đổi góc nhìn hình ảnh cũng là các lợi thế lựa chọn cho người dùng đối với tivi này. Tốc độ làm tươi màn hình chỉ dừng lại ở 120 Hz trên Hitachi UltraVision L55S603.
5. Mitsubishi Unisen 249 Diamond
Tivi được sản xuất trong các kích cỡ từ 46 đến 52 inch dưới công nghệ LCD. Điểm khác biệt mà Mitsubishi Unisen 249 Diamond mang đến không chỉ là thiết kế “nuột nà” mà còn là những trải nghiệm âm nhạc chưa từng có. Hầu hết các tivi HD đều chỉ hỗ trợ hệ thống âm thanh 2 loa hay hầu hết các hệ thống âm thanh rạp hát cũng chỉ dừng lại ở 5 đến 7 loa nhưng Mitsubishi Unisen 249 Diamond lại có đến 16 loa.
" alt=""/>10 tivi HD ấn tượng nhất cho mùa hèNói chuyện một lúc, nghe được hoàn cảnh của anh, tôi khựng lại.
Vợ anh bệnh, con anh nhỏ, một mình anh gánh vác kinh tế gia đình. Tuy công việc có thu nhập khá nhưng chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt. Hình ảnh một người đàn ông đẹp trai, lịch lãm, lúc nào cũng cười tươi trong tôi không còn. Giờ là một người cha, người chồng tiều tụy, đáng thương.
Từ hôm đó, chúng tôi thường nói chuyện với nhau như hai người bạn. Một ngày nọ, anh hớt hải gọi cho tôi, nói con đang nhập viện nhưng thiếu tiền. Nếu tôi không ngại thì cho anh mượn tạm 10 triệu, hai tuần nữa anh trả.
Câu nói của anh khiến tôi xúc động. Bởi tôi biết, anh không bao giờ hạ thấp bản thân đi vay tiền của tôi nếu không có việc trọng đại. Tôi vội chuyển khoản cho anh. Đúng hai tuần sau, anh gửi lại tôi đầy đủ.
Nhưng cũng từ hôm đó, hễ có việc gì cần, anh lại gọi cho tôi để vay và lần nào cũng trả đúng hẹn. Lâu dần, tôi có cảm giác mình giống như cái máy ATM của anh. Cứ có việc là anh gọi vay tiền, ngoài ra không có câu chuyện gì khác.
Chuyện lặp đi lặp lại này khiến tôi chán nản, không muốn tiếp diễn nữa.
Lần gần đây, anh lại gọi hỏi vay tiền nhưng tôi từ chối. Đến khi anh kể hoàn cảnh, đưa lý do khổ sở, tôi lại thương hại và cho vay. Vài lần anh còn khóc nói vợ bệnh, con ốm, không biết chạy tiền ở đâu nên mới phải hỏi đến tôi. Anh nói mình đã gạt bỏ hết sĩ diện bản thân để vay tiền tôi.
Hôm trước, chồng phát hiện tôi hay giao dịch với một tài khoản, tên tài khoản giống tên người cũ của tôi nên anh tò mò.
Tôi tìm nhiều lý do để lấp liếm, nhưng sợ "cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra".
Nếu chẳng may chồng phát hiện thì hậu quả sẽ thế nào? Anh sẽ chẳng tin tôi trong sáng trong mối quan hệ này. Nhưng tôi cũng không biết làm cách nào để từ chối người kia mà bản thân không cảm thấy áy náy. Tôi phải làm sao bây giờ?
Độc giả giấu tên
“Bà không phải là mẫu phụ nữ nội trợ điển hình. Mẹ không thực sự chăm sóc con cái, mà bà theo đuổi nghiệp kinh doanh” – ông Chan nhớ lại.
Thế nhưng, cách đây 2 năm, ông đã từ bỏ vị trí giám đốc một đại lý đồng hồ với mức lương 5 số (trên 10.000 đô la Sing) để chăm sóc mẹ già.
Mẹ ông – bà Cheng Wee Boon, 89 tuổi mắc bệnh mất trí nhớ. Những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện cách đây khoảng 4 năm – ông cho biết. Bà giấu đồ đạc, sau đó tỏ ra thất vọng khi không tìm thấy chúng. Bà từng bị lạc đường vài lần khi đi xe buýt. Căn bệnh khiến bà ăn ít đi, từ 60kg giảm xuống chỉ còn 40kg. Và ông Chan nhận thấy cần phải làm gì đó trước khi quá muộn.
Ông quyết định nghỉ việc và dành toàn bộ thời gian để chăm sóc mẹ. Ông cho bà uống thuốc, chăm sóc vật lý trị liệu ở nhà, đưa khám bác sĩ, cho bà tham gia chương trình của Hiệp hội người mắc bệnh Alzheumer – nơi mà bà tham gia một số hoạt động như: nấu ăn, vẽ tranh, hát… hằng tuần. “Bà mang về những tác phẩm của mình và treo nó lên tường. Một lần, bà nhìn vào nó và nói “ờ, rất đẹp”.
Hiện tại, bà Cheng đã tỏ ra vui vẻ và hòa đồng hơn – khác xa so với cách đây 3 năm khi bà than thở rằng thà chết đi còn hơn.
“Bạn cần cho họ thấy bạn quan tâm tới họ như thế nào” – ông Chan chia sẻ. Ông cho biết, cách làm của ông là thường xuyên cười đùa với mẹ và ôm hôn bà bất cứ khi nào có thể.
VietNamNet xin giới thiệu bài viết của PGS-TS Nguyễn Hữu Hợp.
"Đoàn tàu" giáo dục đang được kéo bởi một đầu máy cũ kĩ, rệu rã
Quản lí giáo dục được coi là "đầu tàu" kéo đoàn tàu giáo dục với những "toa tàu-giáo viên" và "hành khách-học sinh" đi về đích-mục tiêu giáo dục một cách chất lượng và hiệu quả. Nay, theo tôi, khâu yếu kém nhất của giáo dục Việt Nam không phải là chương trình, nội dung, sách giáo khoa... mà là quản lí giáo dục. "Đoàn tàu" giáo dục (GD) đang được kéo bởi một đầu máy cũ kĩ, rệu rã...
Quản lí giáo dục quá chú trọng đến hồ sơ, sổ sách của giáo viên (GV), trong lúc đó, điều quan trọng nhất là kết quả, chất lượng, sự tiến bộ của HS chưa được quan tâm đúng mức. Những hồ sơ, sổ sách này chiếm quá nhiều thời gian hằng ngày của GV, họ không còn thời gian cho nghiên cứu bài vở, gây ức chế tâm lí nặng nề, làm hao mòn sức khỏe GV, gây hiệu ứng "đô-mi-nô" tiêu cực đến dạy học, giáo dục HS. Quản lí phải hiểu rằng, không phải cứ có bộ hồ sơ đẹp là bảo đảm chất lượng GD. Những thứ đó chủ yếu được GV chuẩn bị để đối phó với thanh kiểm tra mà thôi!
Ngay việc dự giờ một tiết dạy của GV liệu có đủ cơ sở để xếp loại chưa? GV biết rằng việc dự giờ này sẽ bị xếp loại thì rất khó dạy tốt bởi yếu tố tâm lí. Hơn nữa, tiêu chí quan trọng nhất của một tiết học không phải là GV dạy gì, dạy như thế nào, mà là HS học như thế nào, đạt được những kết quả gì và tiến bộ như thế nào. Vậy thì cán bộ quản lí phải khảo sát HS trước và sau tiết học này?Đáng ra, điều quan trọng nhất không phải là xếp loại tiết dạy như thế nào cho khách quan mà mục đích của việc dự giờ là giúp đỡ, hỗ trợ GV như thế nào để họ rút kinh nghiệm và từ đó nâng cao năng lực chuyên môn, giúp học sinh ngày càng tiến bộ.
Bệnh thành tích còn quá nặng nề, trong lúc đó, kết quả và chất lượng GD thực chất không kiểm soát được. Vẫn còn hiện tượng HS được học trước những nội dung sẽ kiểm tra, thi, HS được GV làm ngơ để quay cóp, trao đổi bài, thậm chí GV "gà" bài cho HS... Căn bệnh này tạo ra một thứ đạo đức giả, đối phó từ GV đối với quản lí giáo dục, từ quản lí giáo dục cấp dưới đối với cấp trên. Nó còn "giết chết" những HS có kết quả học tập thấp do bị "lùa" lên lớp, không được lưu ban.
Cơ chế quản lí hiện nay chưa khuyến khích GV nỗ lực chuyên môn. Việc đánh giá, xét thi đua đối với giáo viên bị nhiều nơi kêu là "nhìn mặt đặt tên", thiếu khách quan, công bằng.
Còn những cán bộ không giải được bài toán "sao"
Lương GV quá thấp, kém cả phụ hồ, bảo vệ, làm cho nhiều người không còn dành tất cả tâm huyết cho dạy học, "78% giáo viên cho rằng yếu tố thu nhập không đủ trang trải cho cuộc sống ảnh hưởng nhiều đến công việc" (theo nghiên cứu của TS Ngô Minh Oanh).
Để kiếm sống, nhiều GV đã chọn phương án dạy thêm. Cấm dạy học thêm mà bỏ qua yếu tố đời sống vật chất (kéo theo cả yếu tố tinh thần) thì chỉ là thứ lao động cưỡng bức mang tính đối phó kém chất lượng, hiệu quả.
"Muốn làm thầy giáo phải học 4 năm ĐH, vậy mà ra trường lãnh lương thua một anh bảo vệ. Bảo vệ bây giờ lương 4 triệu đồng người ta không chịu làm đâu. Nếu chúng ta thay đổi được lương giáo viên là thay đổi rất nhiều thứ" (TS Huỳnh Công Minh, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM).
Sĩ số học sinh ở tiểu học theo qui định là không quá 35 em. Tuy nhiên, không biết qui định này dành cho ai, hay chỉ là "phát súng chỉ thiên". Một tính qui luật hiển nhiên là, sĩ số càng cao thì chất lượng giáo dục càng thấp (các yếu tố khác coi như tương đương), nhưng quản lí giáo dục dường như chưa tính đến tính qui luật này, mà mọi sự đổ vào đầu GV.
Vẫn còn những trường có lớp chọn - điều này gây bất bình đẳng giữa các giáo viên (giáo viên lớp chọn thường được "ưu ái" các mặt hơn), giữa học sinh (những em lớp "kém" không có cơ hội học hỏi từ những bạn bè lớp "giỏi"), làm cho việc đổi mới dạy học trong một nhà trường trở nên "khấp khểnh". Ngoài ra, hiện tượng này còn gây bè phái, "lợi ích nhóm" ngay trong trường học.
Đâu đó còn những cán bộ quản lí giáo dục có năng lực chuyên môn chưa tốt - không dám dạy "mẫu" cho GV rút kinh nghiệm, "phán" các tiết dạy của GV mang tính áp đặt chủ quan làm GV không phục, không giải được những bài toán "sao" trong sách giáo khoa... Lẽ thường là, những ai không có chuyên môn tốt thì thường áp đặt, ra oai. Thực tế cho thấy, những trường có Ban giám hiệu chuyên môn yếu thì chất lượng HS thường thấp.
Quản lí giáo dục phải phục vụ giáo viên và học sinh
Chuyển từ cơ chế cũ làm GV "nể sợ" sang PHỤC VỤ giáo viên và học sinh. Khi đó, các hoạt động khác nhau của quản lí giáo dục đều nhằm mục đích phục vụ, hỗ trợ, giúp đỡ GV trong việc dạy học, giáo dục HS sao cho chất lượng và hiệu quả. Và, GV có quyền đòi hỏi quản lí giáo dục phải phục vụ mình với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, giáo dục, giúp học sinh tiến bộ.
Lấy kết quả, chất lượng, sự tiến bộ của học sinh (HS) làm thước đo chính để "đo" năng lực sư phạm của người GV. Vào đầu mỗi năm học, cuối mỗi học kì và năm học, các lớp và từng cá nhân học sinh đều được đánh giá theo từng môn học. Những thông tin này là cơ sở quan trọng bậc nhất để đánh giá năng lực sư phạm của người giáo viên. Việc đo lường này cần phải khách quan, như thế giáo viên mới nỗ lực hết mình cho việc dạy học, giáo dục học sinh. Dữ liệu thu được có thể được công bố công khai, minh bạch.
Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả, chất lượng, sự tiến bộ của HS sao cho khách quan. Bộ công cụ này cần được thiết kế cho theo từng môn học, hoạt động giáo dục, theo từng lớp, trong đó, cần tính đến yếu tố vùng miền một cách thích hợp.
Không kiểm tra các loại hồ sơ, sổ sách, kể cả giáo án cũng không bắt buộc (GV có thể soạn hoặc không). Nếu bỏ việc kiểm tra này, giáo viên được giải phóng năng lượng và tâm lý, tạo ra một môi trường sư phạm lành mạnh. Khi đó, giáo viên có thêm thời gian cho việc tự đào tạo, học hỏi, trau dồi chuyên môn một cách tích cực.
Tránh áp đặt "chỉ tiêu" thi đua bởi mỗi lớp và mỗi cá nhân học sinh mang tính "cá biệt" bởi không thể giống với những lớp khác, học sinh khác. Những chỉ tiêu thi đua dễ làm cho con người gian dối, đối phó. Ngược lại, hãy để cho giáo viên tự xây dựng chỉ tiêu phấn đấu sao cho phù hợp với tình hình cụ thể của lớp, khả năng giáo viên và những điều kiện thực hiện khác. Đối với những HS không đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng theo qui định của chương trình, nhà trường cần cho các em được lưu ban.
Tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh để giáo viên nỗ lực về chuyên môn (quan trọng nhất là tự đào tạo, tự nâng cao năng lực sư phạm); có chính sách khen thưởng cho những GV có năng lực sư phạm cao, giúp học sinh tiến bộ vượt bậc, cho BGH những trường có nhiều HS tiến bộ (nâng lương, tăng bậc lương...).
Tạo cơ chế và biện pháp phòng chống, loại bỏ hiện tượng "lớp chọn", "lợi ích nhóm" trong từng trường học. Trong đó, đối với những lớp có nhiều học sinh có năng lực học tập thấp, cần bố trí những giáo viên có năng lực sư phạm cao.
Nâng cao năng lực chuyên môn của quản lí giáo dục, trong đó, qui định đã là quản lí giáo dục thì phải có chuyên môn tốt (lúc đó họ mới có thể giúp đỡ, hỗ trợ được cho giáo viên). Đối với những cán bộ quản lí không có năng lực chuyên môn tốt phải chuyển sang làm công tác khác.
***
Để những đề xuất trên trở thành hiện thực, Bộ GD-ĐT cần nghiên cứu, soạn thảo và ban hành những văn bản mang tính pháp lý chặt chẽ và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc.
Một thiết bị công nghệ dù phần cứng tốt đến mấy mà hệ điều hành lạc hậu thì không thể chạy tốt được. Tương tự, dù chương trình sau 2018 có hay đến mấy mà quản lí giáo dục không thay đổi thì tôi nghĩ sẽ khó thành công.